Vì sao tăng gấp đôi ngân sách vẫn không có leads? Bí kíp giúp doanh nghiệp scale ads hiệu quả

Tổng quan các nguyên nhân scale ads thất bại, hai hình thức scale ads theo Vertical Scaling và Horizontal Scaling, thời điểm scale ads phù hợp và một số lưu ý.

Một thương hiệu mỹ phẩm organic nổi tiếng chạy chiến dịch Tết với ngân sách 10 triệu/ngày. Kết quả ban đầu đầy hứa hẹn: ROAS 4.5, CPA chỉ 120k, đơn hàng ổn định 80-100 đơn/ngày. Phấn khích trước thành công, team marketing quyết định 'tăng tốc' bằng cách nhân đôi ngân sách lên 20 triệu/ngày và mở rộng audience sang nhóm 35-45 tuổi.

Nhưng mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như kỳ vọng:

  • Ngày 1: ROAS tụt xuống 3.2

  • Ngày 2: CPA tăng vọt lên 250k

  • Ngày 3: Đơn hàng sụt giảm chỉ còn 30-40 đơn/ngày

Team phải vội vàng 'đạp phanh', giảm ngân sách về mức cũ nhưng hiệu suất không bao giờ trở lại được như ban đầu...

Bạn có thấy hình ảnh mình trong câu chuyện này?

Tăng ngân sách quảng cáo nhưng thiếu chiến lược giống như lái xe trên đường đèo mà không kiểm soát tốc độ, nguy cơ trượt dốc là điều khó tránh. Trong bài viết này SmartAds sẽ bật mí Scale Ads là gì, những dấu hiệu “vàng” cho biết đã đến lúc scale và tips scale “mượt mà” như các thương hiệu lớn vẫn làm.

I. Scale Ads là gì?

Scale Ads là quá trình mở rộng quy mô ngân sách hoặc phạm vi tiếp cận của một chiến dịch quảng cáo, với mục tiêu tăng số lượng khách hàng tiếp cận, số chuyển đổi và doanh thu, trong khi vẫn duy trì hiệu suất tốt và tỷ suất lợi nhuận hợp lý.

Có hai kiểu scale phổ biến:

  • Vertical Scaling (Mở rộng theo chiều dọc): Tăng ngân sách cho chiến dịch đang hoạt động hiệu quả.

  • Horizontal Scaling (Mở rộng theo chiều ngang): Mở rộng bằng cách tạo thêm nhóm quảng cáo, chiến dịch hoặc thử nghiệm các nhóm đối tượng và nội dung khác nhau.

Hai hình thức scale ads phổ biến
Vertical Scaling và Horizontal Scaling

II. Đâu là thời điểm hợp lý để mở rộng ngân sách?

Scale ads chỉ nên được thực hiện khi chiến dịch đã đủ dữ liệu và cho thấy tín hiệu hiệu quả rõ ràng. Nếu scale quá sớm, khi quảng cáo chưa ổn định hoặc chưa kiểm chứng được mẫu target/creative hiệu quả, việc tăng ngân sách sẽ chỉ khiến chi phí đội lên mà không mang lại kết quả tương xứng. Một số dấu hiệu để xác định thời điểm phù hợp như sau:

  • Chiến dịch đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm (testing phase): Các chỉ số như CPA, CTR, conversion rate ổn định trong vài ngày liên tiếp, không biến động quá lớn. Điều này cho thấy thuật toán đã học đủ để tối ưu phân phối hiệu quả.

  • ROAS đạt hoặc vượt mức kỳ vọng: ROAS cần duy trì ở mức ổn định, thậm chí có thể tăng nhẹ khi ngân sách tăng. Nếu tăng ngân sách mà ROAS giảm mạnh, đó là dấu hiệu cần điều chỉnh lại trước khi tiếp tục scale.

  • Tần suất hiển thị quảng cáo (frequency) còn thấp: cần đảm bảo quảng cáo không giảm hiệu quả do trùng lặp quá nhiều và đối tượng mục tiêu chưa bị bão hòa.

  • Quảng cáo không có dấu hiệu "cháy target": Audience vẫn đang phản hồi tốt, không xuất hiện tình trạng giảm CTR, giảm tương tác, tăng chi phí đột ngột.

III. Cách scale ads hiệu quả

1.  Điều chỉnh ngân sách

Đây là một hình thức Vertical Scaling hay mở rộng quy mô quảng cáo bằng cách tăng ngân sách trên chính nhóm quảng cáo đang hoạt động hiệu quả. Với hình thức này, cần lưu ý:

  • Tăng trực tiếp ngân sách cho adset hoặc campaign.

  • Chỉ nên tăng từ 10–30% mỗi lần, tránh tăng đột ngột để hạn chế thuật toán reset learning phase và giữ CPA, ROAS ổn định.

  • Luôn theo dõi sát các chỉ số CPA và ROAS sau mỗi lần tăng để có sự điều chỉnh ngân sách kịp thời.

2. Nhân bản adset (Duplication)

Đây là một hình thức Horizontal Scaling nhằm mở rộng quy mô thông qua việc nhân rộng các nhóm quảng cáo hiệu quả sang nhiều adset mới để tăng độ phủ. Có thể áp dụng 1 trong 2 thao tác sau:

  • Tạo bản sao của adset đang hiệu quả: thao tác này giúp tận dụng tối đa những gì đang hoạt động tốt mà không cần thay đổi cấu trúc chiến dịch ban đầu.

  • Giữ nguyên hoặc tinh chỉnh nhẹ: có thể điều chỉnh nhẹ ngân sách, target, creative để kiểm tra khả năng mở rộng sao cho không ảnh hưởng đáng kể đến learning phase của nhóm quảng cáo gốc. Thao tác này giúp đánh giá mức độ thích ứng của quảng cáo trong môi trường mới mà vẫn giữ được hiệu suất ổn định từ nhóm gốc.

3. Mở rộng Audience pool

Đây là một hình thức Horizontal Scaling nhằm mở rộng quy mô thông qua việc gia tăng độ phủ đến các nhóm khách hàng mới có chung interest nhưng có sự khác biệt về nhân khẩu học hoặc có hành vi tương tự nhóm khách cũ với tiềm năng chuyển đổi cao. Cụ thể:

  • Mở rộng khu vực địa lý:  Điều này giúp khai thác thêm tiềm năng thị trường chưa bị bão hòa quảng cáo. Ví dụ, với doanh nghiệp ở lĩnh vực mỹ phẩm, thay vì chỉ tập trung ở TP.HCM hay Hà Nội, có thể test thêm các khu vực lân cận nếu logistics cho phép, hoặc nhắm đến những tỉnh thành có hành vi mua hàng online cao (như Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hòa…).

  • Mở rộng Interest: mở rộng sở thích/tệp khách hàng. Có thể tìm kiếm những nhóm sở thích liên quan gián tiếp đến sản phẩm hoặc hành vi tiêu dùng. Ví dụ người quan tâm đến sức khỏe, sẽ có khả năng quan tâm đến thiết bị sức khỏe hoặc thể thao. Việc thử nghiệm các nhóm interest rộng hơn giúp phát hiện thêm các phân khúc tiềm năng chưa được khai thác triệt để.

  • Tận dụng Lookalike Audience (tệp tương tự): Đây là cách mở rộng tập khách hàng tiềm năng có độ tương đồng cao với người mua cũ, từ đó giúp scale mà vẫn giữ được tỷ lệ chuyển đổi ổn định. Có thể tạo tệp người dùng tương tự dựa trên những khách hàng đã mua hàng hoặc thực hiện hành vi giá trị (thêm vào giỏ, checkout...). Cần lưu ý thêm rằng không phải nền tảng nào cũng có thể áp dụng hình thức này.

  • Trường hợp scale ads có đối tượng tương đồng nhau.
    Trường hợp mở rộng Audience pool có đối tượng tương đồng nhau

     

Tuy nhiên, một sai lầm phổ biến khi scale ads với hình thức này là chia nhỏ ngân sách vào quá nhiều adset, trong khi các nhóm này lại nhắm đến đối tượng tương đồng hoặc gần như giống nhau. Ví dụ, cùng nhắm vào những người quan tâm đến “sức khỏe” và “sống khỏe” – mặc dù khác từ khóa nhưng về bản chất là một nhóm hành vi. Khi đó:

  • Quảng cáo có thể hiển thị trùng lặp nhiều lần đến cùng một người, gây hiệu ứng nhàm chán, người dùng không tương tác, làm giảm điểm chất lượng quảng cáo.

  • Các adset bị tự cạnh tranh lẫn nhau trong phiên đấu giá, dẫn đến chi phí CPM hoặc CPC tăng cao, hiệu quả giảm.

  • Hệ thống quảng cáo sẽ đánh giá nội dung quảng cáo là kém hấp dẫn vì người dùng không phản hồi, từ đó CPM đội lên, CPA đắt đỏ.

Để tránh tình trạng này, cần phân nhóm đối tượng với quy mô hợp lý, ưu tiên các nhóm có sự khác biệt rõ rệt về sở thích, hành vi hoặc nhân khẩu học. Đồng thời, nên thường xuyên A/B testing để đo lường hiệu quả và tắt các nhóm bị trùng lặp hoặc hoạt động kém, tập trung ngân sách vào những nhóm đang mang lại kết quả tốt nhất để scale hiệu quả hơn. 

4. Tối ưu Ad Creative (hình ảnh và nội dung)

Đây là yếu tố cốt lõi giúp giữ chân người xem, tạo ấn tượng ban đầu và thúc đẩy hành động. Việc tối ưu ad creative giữ vai trò then chốt trong quá trình scale, vì không chỉ mở rộng độ phủ mà còn phải đảm bảo nội dung đủ thu hút để mang lại kết quả chuyển đổi thực sự. Có 3 lưu ý chính cho việc tối ưu creative:

  • Số lượng creative cho 1 adset: Nên sử dụng 3–5 mẫu creative (hình ảnh/video/thiết kế) khác nhau cho mỗi adset để tăng độ mới mẻ và giúp thuật toán phân phối hiệu quả hơn.

  • Tối ưu hiển thị trên các placements: Lựa chọn format, kích thước và bố cục hình ảnh/video để phù hợp từng vị trí hiển thị như: In-feed, Sponsor box, Audience Network,...Tránh để trường hợp hình ảnh bị tràn viền, cắt chữ hoặc mất trọng tâm nội dung. Việc không tối ưu đúng kích thước có thể làm giảm tỷ lệ tương tác và hiệu quả truyền tải thông điệp.

  • A/B testing cho các creative để tìm ra mẫu phù hợp nhất: Xác định đâu là hình ảnh, video hoặc nội dung quảng cáo có khả năng thu hút khách hàng và mang lại hiệu quả tốt nhất, từ đó tập trung ngân sách vào mẫu có hiệu suất cao.

5. Hiểu bản chất của giá thầu

Các nền tảng quảng cáo hầu như đều vận hành theo cơ chế đấu giá. Mỗi lần quảng cáo hiển thị, hệ thống sẽ lựa chọn mẫu quảng cáo tối ưu nhất dựa trên ba yếu tố: mức giá thầu, chất lượng quảng cáo và tỷ lệ hành động ước tính từ người dùng. Giá thầu là số tiền mà nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả để đạt được một hành động nhất định, như lượt click, hiển thị hay chuyển đổi. Tuy nhiên, việc tăng ngân sách không đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều kết quả hơn, nếu không kiểm soát tốt giá thầu và chất lượng quảng cáo. 

Vì vậy, để tránh tình trạng "đốt tiền" khi scale ngân sách mà không đạt hiệu quả tương xứng, doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp sau kiểm soát giá thầu một cách chủ động và linh hoạt:

  • Luôn theo dõi sát CPA, CPM và ROAS: liên tục cập nhật tình hình các chỉ số này sau mỗi lần tăng ngân sách để biết giá thầu đang thay đổi như thế nào.

  • Ưu tiên giữ lại những mẫu quảng cáo có hiệu suất tốt: là những mẫu có tỷ lệ CTR cao, thời gian xem lâu, tương tác tốt, vì hệ thống sẽ ưu ái phân phối cho những quảng cáo chất lượng, giúp bạn cạnh tranh giá thầu với chi phí thấp hơn.

  • Cân nhắc đặt giới hạn giá thầu (bid cap hoặc cost cap): trong trường hợp cần kiểm soát ngân sách tốt hơn ở giai đoạn scale mạnh có thể cân nhắc đặt ngưỡng cho chi phí hoặc giá thầu, tuy nhiên cần test kỹ vì điều này có thể giới hạn khả năng phân phối quảng cáo nếu đặt quá thấp.

6. Duy trì tần suất hiển thị (frequency) vừa đủ

Đây là yếu tố bổ trợ, giúp đảm bảo quảng cáo không bị lặp lại quá mức, gây nhàm chán, đồng thời tối ưu hiệu quả phân phối khi scale. Tuỳ vào mức độ về tần suất, có thể lựa chọn các hướng điều chỉnh ngân sách hoặc nội dung quảng cáo phù hợp. 

Giả sử chiến dịch chạy trong 30 ngày, có thể xem xét theo các gợi ý sau:

  • Tần suất hiển thị thấp (< 1 lần/ tuần): Điều này cho thấy vẫn còn nhiều không gian để mở rộng. Có thể tăng ngân sách để tiếp cận thêm người dùng mà không lo bị trùng lặp hay cảm giác nhàm chán với người xem.

  • Tần suất hiển thị ở mức trung bình (1–3 lần/tuần):  Đây là giai đoạn có thể cân nhắc tăng ngân sách, tuy nhiên cần theo dõi kỹ vì chi phí cho mỗi kết quả có thể tăng nhẹ do đối tượng đã bắt đầu quen với quảng cáo.

  • Tần suất hiển thị cao (>3 lần/tuần): Khi quảng cáo đã được lặp lại nhiều lần cho cùng một người, hiệu quả thường sẽ giảm xuống nếu không có nội dung mới hoặc chương trình ưu đãi hấp dẫn. Trong trường hợp này, không nên tiếp tục tăng ngân sách, mà nên làm mới thông điệp hoặc xoay vòng creative để duy trì hiệu suất.

7. Một số lưu ý khác

Ngoài các yếu tố đã liệt kê ở trên, có thể cân nhắc thêm các lưu ý bên dưới:

  • Không scale khi chiến dịch chưa đủ dữ liệu: Nên đợi chiến dịch đạt một số lượng chuyển đổi tối thiểu trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 50 sự kiện trong 7 ngày) để hệ thống học đủ dữ liệu trước khi mở rộng ngân sách.

  • Hạn chế thay đổi nhiều yếu tố cùng lúc: Mỗi lần tối ưu chỉ nên điều chỉnh 1–2 yếu tố (ngân sách, đối tượng hoặc nội dung quảng cáo) để dễ dàng theo dõi tác động và tránh làm gián đoạn quá trình tối ưu tự động.

  • Thay đổi chiến lược khi ROAS giảm mạnh mặc dù đã tăng ngân sách: Đây là dấu hiệu do thị trường bão hòa hoặc nội dung không đủ hấp dẫn ở quy mô lớn. Lúc này, có thể cân nhắc thay đổi sản phẩm được đưa vào quảng cáo hoặc điều chỉnh thông điệp chính để phù hợp hơn với nhu cầu và mối quan tâm của tệp khách hàng mục tiêu, từ đó cải thiện hiệu quả chiến dịch.

Kết

Scale Ads là một nghệ thuật đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dữ liệu, chiến lược và khả năng thích ứng. Tăng ngân sách không đồng nghĩa với tăng hiệu quả nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn nền tảng đủ vững: từ creative hấp dẫn, tệp audience phân tầng rõ ràng, đến chiến lược kiểm soát giá thầu và tần suất hiển thị thông minh. 

Với SmartAds, hệ thống sẽ phân phối quảng cáo theo hành vi đọc của khách hàng. Doanh nghiệp không chỉ thoải mái thử nghiệm A/B testing cho các mẫu creative, mà đồng thời nhận được hỗ trợ trong việc triển khai và báo cáo trực quan, giúp đưa ra quyết định tối ưu kịp thời, tránh tình trạng tăng ngân sách nhưng hiệu suất giảm sút.

Latest posts

Ready to transform your advertising?

Achieve 3X more conversions with our easy-to-use platform.
  • 200 Advertisers
    are launching campaigns right now
Register to launch campaign