Theo thống kê từ Statista Market Insights, doanh thu của ngành giáo dục Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2029 với tổng giá trị thị trường ước tính đạt 34,30 triệu đô la Mỹ vào năm 2029 và tỷ lệ CAGR đạt 10.08%. Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người học và triển vọng tích cực của đầu tư vào giáo dục, song song với đó là sút hút về chi tiêu cho quảng cáo online. Việc đầu tư thông minh vào quảng cáo không chỉ giúp tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng mà còn giúp tối ưu hóa nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Biểu đồ doanh thu của ngành giáo dục năm 2017-2028
Dưới đây là những lợi ích mà quảng cáo online đem lại cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục:
1. Tăng nhận diện thương hiệu
Theo HubSpot, 89% khách hàng thường tìm kiếm thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng, trong khi 55% người dùng Internet xem video trực tuyến mỗi ngày. Chính vì vậy, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok trở thành những kênh quảng cáo lý tưởng để tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các khóa học online. Những chiến dịch quảng cáo với nội dung hấp dẫn, đặc biệt là video giới thiệu khóa học, sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó, hình ảnh và nội dung chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trong ngành giáo dục.
2. Dễ dàng tiếp cận học sinh
Quảng cáo online là một công cụ tiềm năng. Hiện có khoảng 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới, tương đương với khoảng 42% tổng dân số toàn cầu. Trong đó, các nền tảng mảng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Tiktok phổ biến với Gen Y và Gen Z (theo Goha.vn). Vì vậy, đây chính là những nền tảng tốt giúp các đơn vị mảng giáo dục marketing sản phẩm/dịch vụ của mình giúp các tổ chức giáo dục dễ dàng tiếp cận học sinh và phụ huynh. Bằng cách nhắm mục tiêu chính xác theo độ tuổi, sở thích và vị trí địa lý, giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, quảng cáo online trên các nên tảng trực tuyến cho phép theo dõi và phân tích dữ liệu người dùng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tiếp cận kịp thời.
3. Tối ưu hành trình khách hàng
Đối với các tổ chức giáo dục, tối ưu hành trình khách hàng luôn là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing. Bằng cách thu thập dữ liệu từ đa nền tảng, doanh nghiệp có thể phân tích hành vi và hiểu rõ hơn về nhu cầu, từ đó phát triển các chương trình học phù hợp và cải thiện trải nghiệm học tập cho học sinh. Cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng, xác định các chỉ số đo lường chính để đánh giá hiệu quả từ branding đến performance. Và từ đó, tối ưu các điểm chạm thông qua việc xác định insight, hiểu rõ hơn về động lực và mong muốn của khách hàng và tăng cường hiệu quả chuyển đổi. Vậy nên, đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu thiết yếu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành giáo dục.
4. Gia tăng mức độ tương tác
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua các kênh online giúp các tổ chức giáo dục dễ dàng tiếp cận và tư vấn cho học viên kịp thời. Việc quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, email, ứng dụng... không chỉ giúp truyền tải thông tin mà còn tạo ra các cuộc đối thoại hai chiều với khách hàng. Cụ thể, bằng cách sử dụng các công cụ như chatbot và email marketing, doanh nghiệp có thể nhanh chóng giải đáp những thắc mắc và cung cấp các thông tin cần thiết. Sự tương tác này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tính cực, lòng tin mà còn giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.