CPM là gì? Cách tối ưu CPM quảng cáo số đón đầu xu hướng 2025

CPM (Cost Per Mille) là chi phí quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả để 1.000 lượt hiển thị quảng cáo được phân phối tới người dùng. Đây là phương thức thanh toán phổ biến trong quảng cáo online, nhất là với mục tiêu nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận.

Định nghĩa CPM

CPM (Cost Per Mille) là chi phí quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả để 1.000 lượt hiển thị quảng cáo được phân phối tới người dùng. Đây là phương thức thanh toán phổ biến trong quảng cáo online, nhất là với mục tiêu nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận.

Công thức tính CPM rất đơn giản:
CPM = Tổng chi phí quảng cáo : (Tổng số lượt hiển thị quảng cáo : 1.000)

Ví dụ: Nếu bạn chi 2.000.000 đồng và nhận được 500.000 lượt hiển thị, CPM = 2.000.000 : (500.000/1.000) = 4.000 đồng.

Công thức tính CPM theo theonlineadvertisingguide
Công thức tính CPM (Nguồn hình: theo theonlineadvertisingguide)

So sánh với mô hình khác

- CPC (Cost Per Click): Trả tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo. Thích hợp tối ưu chuyển đổi, lead generation.
- CPA (Cost Per Action): Trả tiền cho hành động cụ thể (đăng ký, mua hàng…) – ưu tiên hiệu quả trực tiếp, chi phí thường cao hơn.

Ưu điểm CPM: Phủ sóng nhanh, kiểm soát ngân sách dễ dàng, rất phù hợp xây dựng thương hiệu ở quy mô lớn.
Nhược điểm: Không cam kết chuyển đổi, phù hợp nhất khi bạn muốn "đánh chiếm" nhận diện thay vì tối ưu sales tức thời.

Lợi ích khi sử dụng CPM – Khi nào CPM là chiến lược tối ưu?

Khi thương hiệu cần thử nghiệm hoặc Nâng cao độ phủ và nhận diện thương hiệu:

  • Tiếp cận số đông: CPM cho phép hiển thị nhanh đến hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người dùng.
  • Tạo ấn tượng liên tục: CPM giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, tạo đòn bẩy ban đầu về "nhận biết" trước khi đầu tư sâu vào chuyển đổi. Đặc biệt, mô hình này còn hữu dụng trong các đợt launch sản phẩm, các sự kiện lớn, hoặc khi muốn nhắc nhớ khách hàng về thương hiệu.

Checklist những lưu ý quan trọng khi triển khai CPM

  • CPM đo trên lượt hiển thị, không đo hiệu quả cuối cùng như tương tác, đơn hàng hay đăng ký.
  • Trường hợp CPM cao nhưng chuyển đổi thấp thường liên quan đến:
    • Nội dung quảng cáo chưa hấp dẫn
    • Phân phối sai nhóm khách hàng mục tiêu
    • Yếu tố mùa vụ hoặc khốc liệt của ngành
  • Định nghĩa rõ mục tiêu chiến dịch: Brand awareness, reach, hay engagement, từ đó chọn nhóm đối tượng sát nhu cầu.
  • Giá CPM thường biến động theo mức độ cạnh cạnh tranh trong ngành và thời điểm.
  • Hình ảnh, video, thông điệp càng chất lượng và phù hợp, CPM thực tế càng được tối ưu và tỷ lệ tương tác tăng theo.
  • Liên tục A/B Testing hình ảnh, format, thông điệp,... là chìa khóa giúp doanh nghiệp tối ưu CPM.
  • Tạo tiêu đề cuốn hút, rõ ý lợi ích cho khách hàng
  • Hình ảnh sắc nét, thiết kế nhất quán
  • Thông điệp liền mạch với nội dung Landing Page
  • Tối ưu thời điểm và vị trí phân phối quảng cáo
  • Tối ưu landing page: trang đích cần load nhanh, giao diện chuyên nghiệp, nội dung đồng bộ với quảng cáo.
  • Liên tục đo lường các chỉ số onsite (thời gian ở lại, tỷ lệ thoát, tương tác form…) để điều chỉnh.

Latest posts

Ready to transform your advertising?

Achieve 3X more conversions with our easy-to-use platform.
  • 200 Advertisers
    are launching campaigns right now
Register to launch campaign